Khám phá những bí ẩn xung quanh kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập

Xung quanh câu chuyện về kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập vẫn còn nhiều điều kì lạ với những ai muốn được khám phá.

Kim tự tháp Djoser là một trong những công trình có cấu trúc bí ẩn nhất thế giới, xây dựng khoảng 4700 năm về trước. Theo tài liệu ghi lại, Djoser được coi là kim tự tháp đầu tiên của người Ai Cập cổ đại.

 
Djoser – Kim tự tháp đầu tiên của người Ai Cập cổ đại

Chính Tể tướng Imhotep là người lập kế hoạch xây dựng lên Djoser. Sau này, người đời vẫn tôn thờ vị tể tướng này như một vị thánh nhờ các đóng góp to lớn của ông.

Được biết, tể tướng Imhotep thiết kế nên Djoser cũng như khu phức hợp xung quanh để chôn cất Pharaoh Djoser thuộc vương triều thứ 3. Nơi này được xem là công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới với chiều cao ban đầu 62m, phủ lớp đá vôi trắng bên ngoài.

Cấu trúc cổ xưa cùng câu chuyện lịch sử phía sau quá trình xây dựng nên kim tự tháp Djoser vẫn còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm.

Kim tự tháp Djoser nằm ở trung tâm khu phức hợp rộng 15 ha. Diện tích này lớn gấp 2.5 lần thành phố Heirakonpolis. Bao quanh công trình là tường bằng đá vôi cao 10.5m, dài hơn 1.600m. Khu phức hợp được thiết kế 13 cánh cửa giả, có một cửa chính duy nhất nằm ở phía đông. Được biết, những cửa giả này là nơi để linh hồn các vị vua bước sang thế giới bên kia.

Cấu trúc bên trong của công trình

Nằm ở phía nam của khu phức hợp là lăng mộ huyền bí với nhà thờ nhỏ. Nơi này có các đường hầm thiết kế giống kiểu dáng đường hầm phía dưới kim tự tháp. Những gì được chôn cất ở đây vẫn còn là điều bí ẩn.

Bên dưới kim tự tháp dẫn tới mê cung gồm các phòng với chiều dài gần 6km, sâu gân 28m. Đây là những căn phòng để chôn cất các thành viên Hoàng tộc và nơi cất giữ kho báu. Bởi vậy, nơi này còn được xem là nơi ở của các linh hồn trong Hoàng gia. Tài liệu ghi chép cho thấy, khoảng 40.000 hũ và bình được chôn trong mộ. Trong khi đó, nơi chôn cất chính của Pharaoh được dựng bằng đá granite rất kiên cố.

Công trình cổ đại đang được phục hồi

Dù chịu nhiều sự tàn phá của thiên nhiên và thời gian, nhưng kim tự tháp Djoser vẫn tồn tại. Mặc dù vậy, bề mặt của công trình đã trở nên nham nhở hơn trước. Trong quá trình phục hồi kim tự tháp Djoser chịu nhiều chỉ trích do làm thay đổi kết cấu bên ngoài công trình, thậm chí cả phần bên trong khu di tích cũng bị ảnh hưởng.

Các nhà khảo cổ dự đoán, nếu công việc bảo tồn không thực hiện tốt, các hầm bên dưới kim tự tháp có thể sụp đổ và phần tượng đài cũng mất đi một phần đáng kể trong vài thập kỷ tới đây.

Theo Hoàng Hà/Dân Trí

Related Posts

Mắc căn bệnh lạ, bé gái 7 tuổi đột ngột không nói, không ăn được

Do mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, bé gái 7 tuổi đang khỏe mạnh bỗng nuốt khó, mặt cứng đơ, nói chuyện ú ớ và mất dần khả…

Read more

13 lần xét nghiệm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù không ho, sốt

Sau 42 ngày điều trị, trải qua 13 lần xét nghiêm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù người này không có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Chiều 21/1, bác…

Read more

Tết Dương lịch, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách, tăng gần 40% so với dự kiến

Những ngày đầu năm 2021, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 40% so với dự kiến. Khách du lịch quay trở…

Read more

Du khách thích thú với những chương trình đặc sắc khu di sản Huế

Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ…

Read more

3 nhà thờ trăm tuổi nhất định phải check-in khi tới TP.HCM

Các nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc lạ mắt là điểm nhất định phải check – in khi tới TP.HCM. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Nhà…

Read more

Sa Pa đón trên 65.000 du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (1 – 3/1), khu du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đón trên 65.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Thống kê…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *