Phụ nữ 'đi bước nữa' nên phân xử thế nào giữa con và tình mới?

Phụ nữ ly dị nuôi con ắt có thể một ngày nào đó tình yêu nữa sẽ đến với họ. Đi kèm, luôn có những trăn trở về mối quan hệ giữa con cái mình và người đàn ông mới. Vậy nên xử thế nào là khôn ngoan?

Ảnh: Intenret

Những gì người phụ nữ cần cân nhắc trong tình trạng này là mức độ bền bỉ của mối quan hệ mới, cảm nhận của con cái, và ý muốn người đàn ông về việc chia sẻ trách nhiệm làm cha làm mẹ. Bên cạnh đó còn có thể hiện hữu thêm diễn biến tình huống “con anh, con em” nữa. Tất cả làm nên những mảnh nhỏ của một trò chơi ghép hình lớn, rất cần đến sự khéo léo sắp đặt của người trong cuộc.

Điều đầu tiên bạn phải làm là tự đánh giá về bản chất mối quan hệ của mối tình mới này, nó có đích nhắm là sự bền vững lâu dài hay không. Chẳng người mẹ nào muốn con cái lớn lên rồi gắn bó với người bạn tình mới của mình chỉ để đi đến một kết cục sai lầm khác là lại tan vỡ, đứt gánh. Thất bại lần này rất dễ đẩy con trẻ đến thái độ cực đoan, không còn tin tưởng một ai, kể cả mẹ mình. Nếu xét cuộc tình mới không bền, bạn hãy tập trung xây dựng mối giây liên hệ với con ở cương vị người mẹ đơn thân, cứ lấy đó là điều quan trọng nhất trần đời.

Những phụ nữ nào đã sống đơn thân suốt một thời gian dài càng phải lưu ý điều này: trước một người mới con trẻ có thể cảm thấy bị đe dọa. Nếu lâu nay chúng chỉ được mẹ dồn sức quan tâm, giờ đây sẽ rất khó cho người khác thâm nhập chia sẻ sự đùm bọc ấy. Bạn không muốn con cái cảm thấy chúng bị gạt ra một bên, bị tước đoạt mất người thân thì hãy giới thiệu con với bạn tình một cách từ từ, đồng thời nên quan tâm và lắng nghe ý kiến của trẻ. Có một ai đó bước vào ngôi nhà gia đình luôn tạo ra một dấu hỏi nghi ngờ lớn với trẻ, thế nên những cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa họ cần được sắp đặt ở các địa điểm không khơi gợi cảm giác về mái ấm cũ.

Hãy thu xếp mọi thứ sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của con trẻ. Những đứa còn nhỏ có thể không thấy phiền phức gì, nhưng trẻ lớn tuổi sẽ lâu quên những khó khăn và mối hận từ cảnh gia đình tan vỡ. Chúng còn phải tự đấu tranh với bản thân về mức độ tình cảm gắn bó của mình với bố mẹ ruột. Nên nhớ, không có hai đứa trẻ cùng có chung một phản ứng như nhau.

Nếu được bạn hãy nói chuyện với bố đẻ của trẻ, đảm bảo với anh ta rằng mối quan hệ tiếp xúc và tiến tới của bạn với tình mới sẽ không làm thay đổi cuộc sống các con. Hãy minh bạch để con bạn có cảm giác là chúng có thể thoải mái nói chuyện về bạn trai mới của mẹ mà không phải sợ bất cứ cấm cản, trách móc nào. Cần cho trẻ hiểu, người lớn cũng thất bại trong hôn nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không được yêu lại lần nữa.

Theo Thế giới tiếp thị

Related Posts

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ các clip giải trí dành cho trẻ em

Thời gian qua, các clip giải trí được đăng tải trên các nền tảng xã hội như facebook, youtube gia tăng một cách nhanh chóng, trong đó, số lượng clip…

Read more

Cô dâu tử vong trong ngày cưới vì than khóc quá nhiều

Một cô dâu ở Ấn Độ đã khóc rất nhiều trong đám cưới của mình rồi đột ngột ngất xỉu và qua đời do trụy tim. Ảnh minh hoạ Một…

Read more

Mùa xuân cổ tích đến với chàng trai “Nick Vujicic của Việt Nam”

Tai nạn điện giật làm chàng sinh viên mất đôi tay. Trong lúc điều trị, anh được một người đàn ông mất đôi tay khác gần gũi, động viên và…

Read more

Vừa hết Tết tôi đề nghị chồng: “Chúng ta ly dị đi” và phản ứng của anh khiến tôi hoảng sợ vô cùng

Suốt 3 ngày Tết ở nhà chồng mà tôi ngột ngạt chán nản về cuộc sống vô cùng, không hiểu mình lấy chồng để làm gì nữa. Vợ chồng tôi…

Read more

Bí mật cách tránh thai của phi tần trong cung, kỹ nữ lầu xanh

Sinh con, làm mẹ là thiên chức trời ban cho người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời phong kiến, gái lầu xanh và nhiều cung tần mỹ nữ không muốn…

Read more

Bí mật nụ hôn tuổi già

Có lần tôi bắt gặp một nụ hôn bên trong khung cửa. Đó là nụ hôn ông nội đặt lên đôi má nhăn nheo của bà. Tận sau này tôi…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *