Thưởng thức những món ăn dân dã dọc miền Trung trong dịp nghỉ lễ 2/9

Mì Quảng, lẩu gà lá é, cơm hến, bún bò Huế, bánh rập… là những món ăn bạn nhất định nên thử khi vi vu miền Trung dịp nghỉ lễ 2.9.

Bún bò Huế

Bún bò Huế nổi tiếng từ trong Nam ra tới ngoài Bắc, bạn có thể thấy ở khắp nơi đều bán nhưng chỉ có ở xứ Huế mộng mơ bạn mới có thể cảm nhận hương vị trọn vẹn, đặc trưng nhất! Những sợi bún to, tròn, trắng trẻo điểm xuyết những lát thịt bò thăn, nước dùng ngọt thơm, đã ăn là sẽ nhớ mãi, không lẫn đi đâu được. Đây cũng là món ăn tốt cho sức khỏe và đem lại giá trị dinh dưỡng cao.

Cơm hến, Huế

 

Cơm hến – món ăn đậm đà phong vị xứ Huế. Ảnh: I.T

Nghe tên món ăn có vẻ dân dã nhưng khi thưởng thức nó thì bạn sẽ không thấy sự dân dã một chút nào hết mà thấy món ăn này mang đậm “hồn cốt Huế”. Hến được xào cùng với măng khô và thịt ba chỉ đã cắt sợi, ăn kèm với đậu phộng, mè rang, ruốc sống,tóp mỡ, da heo chiên giòn, bánh tráng nướng bóp vụn ra và không thể thiếu nước luộc hến nóng hổi có thêm chút gừng giã nhuyễn tạo độ thơm, chan cùng với cơm hến tạo vị ngon ngọt khi ăn. Đặc biệt món này ăn rất cay, vừa ăn miệng vừa xuýt xoa vì cay nhưng với người dân Huế thì vị cay đó mới thấm, mới thưởng thức hết được hương vị thơm ngon của món ăn này.

Mì Quảng

Mì Quảng phổ biến khắp mảnh đất miền Trung. Đây là món ăn được ví như cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam, đến miền Trung nắng gió mà không thử món này thì thật là đáng tiếc. Mì Quảng chuẩn vị ở Quảng Ngãi gồm có nước dùng, tôm ram, thịt khìa và trứng cút, mì Quảng xứ này có cả chả bò và thịt nướng, ăn kèm bánh tráng nướng giòn hoặc bánh phồng tôm.

Cao lầu, Quảng Nam

Món cao lầu trứ danh, được coi là niềm tự hào của ẩm thực Quảng Nam, đặc biệt từ tên gọi cho đến cách thức chế biến. Để có được sợi mì dai giòn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ lúc ngâm gạo thơm trong nước tro, rồi lọc cho kỹ, xay gạo ra, bòng, rã cho ra nước, rồi lại nhồi, hấp nhiều lần nữa và cuối cùng đem phơi khô.

Những sợi mì tươi, điểm xuyết vài sợi mì khô chiên giòn, vài miếng thịt lợn thái lát mỏng, chan lên chút nước dùng ngon ngọt, đậm đà, ăn kèm với rau đắng, cải con hay húng lủi khiến thực khách rất thích thú. 

Bánh rập, Quảng Ngãi

Bánh rập có tên khác là bánh đập. Bánh ướt phủ lên bánh tráng, thoa một ít dầu hẹ, hành phi rồi gập đôi miếng bánh. Thực khách dùng tay đập vỡ lớp bánh tráng bên ngoài, mỗi lần dùng lại xé một mẩu chấm với mắm nêm

Ram bắp, Quảng Ngãi

Ram bắp hay còn gọi là món nem của người Quảng Ngãi. Bắp bào được giã nhuyễn, nêm thêm gia vị rồi cuốn vào bánh tráng đem chiên. Thực khách cuốn ram bắp với rau sống và bánh tráng, chấm với nước mắm mặn. Ram bắp ngày nay không còn bán nhiều ở Quảng Ngãi. 

Lẩu gà lá é, Phú Yên

Lá é là một loại gia vị đặc trưng của các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đặc biệt là vùng đất Phú Yên. Người dân nơi đây sử dụng lá é trong rất nhiều các món ăn, phổ biến là giã nhuyễn để làm muối ăn với cơm nóng, hay làm thức chấm cho các món hải sản, thịt nướng.

Nhưng có một món bạn không thể bỏ qua khi đến Phú Yên đó là món lẩu gà lá é. Với vị ngọt thanh, hương thơm dịu nhẹ đặc trưng của lá é thực sự hấp dẫn bạn đặc biệt trong những ngày se lạnh như thế.

Bánh hỏi, cháo lòng, Phú Yên

Bánh hỏi, cháo lòng là món ăn sáng du nhập từ Bình Định đến Phú Yên. Bánh hỏi Phú Yên thường tơi hơn ở Bình Định. Nước mắm dùng bánh hỏi được nấu với dứa nên có vị ngọt và thanh.

Lẩu thả, Bình Thuận

 

Món ăn rất cầu kỳ bởi phải sử dụng nhiều nguyên liệu. Ảnh: I.T

Lẩu thả là món ăn nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch ở khu vực Hàm Tiến và Mũi Né của Bình Thuận. Lẩu thả gồm có cá mai (hoặc cá suốt) và các thành phần trứng, thịt heo luộc, chả lụa và rau củ đều được thái sợi chan cùng nước hầm xương nấu với tôm xay được xào chín.

Bánh căn, Ninh Thuận

Theo người dân địa phương, bánh căn có nguồn gốc từ người Chăm ở Ninh Thuận. Bánh căn Ninh Thuận có bốn loại nước chấm là nước cá kho với dưa, mắm ngọt, mắm đậu phộng và mắm nêm, ăn kèm với tép mỡ và xoài sống. Nước chấm được múc ra tô lớn, thực khách để bánh vào tô rồi thưởng thức chứ không chỉ chấm như các nơi khác. Bánh căn (và bánh xèo) là món ăn sáng, ăn chiều, ăn vặt của người nơi đây. 

Bánh canh chả cuốn, Ninh Thuận

Bánh canh chả cuốn là hai món ăn bánh canh chả cá và chả cuốn thường đi đôi với nhau ở Ninh Thuận. Sợi bánh canh nơi đây dày hơn so với Bình Thuận nhưng vẫn mỏng hơn so với miền Nam. Bánh canh gồm ba thành phần là sợi bánh, chả cá chiên và chả cá hấp. Chả cuốn gồm có bánh tráng, chả cá chiên, quả trứng vịt xẻ đôi, dưa leo và rau sống.

Theo Huyền Thanh/Dân Việt

Related Posts

Mắc căn bệnh lạ, bé gái 7 tuổi đột ngột không nói, không ăn được

Do mắc hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, bé gái 7 tuổi đang khỏe mạnh bỗng nuốt khó, mặt cứng đơ, nói chuyện ú ớ và mất dần khả…

Read more

13 lần xét nghiệm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù không ho, sốt

Sau 42 ngày điều trị, trải qua 13 lần xét nghiêm, BN1405 vẫn dương tính SAR-nCoV-2 dù người này không có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Chiều 21/1, bác…

Read more

Tết Dương lịch, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách, tăng gần 40% so với dự kiến

Những ngày đầu năm 2021, Đà Nẵng đón hơn 50,3 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng gần 40% so với dự kiến. Khách du lịch quay trở…

Read more

Du khách thích thú với những chương trình đặc sắc khu di sản Huế

Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ…

Read more

3 nhà thờ trăm tuổi nhất định phải check-in khi tới TP.HCM

Các nhà thờ cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc lạ mắt là điểm nhất định phải check – in khi tới TP.HCM. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà Nhà…

Read more

Sa Pa đón trên 65.000 du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021

Trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (1 – 3/1), khu du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đón trên 65.000 người đến tham quan, trải nghiệm. Thống kê…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *