Sai lầm khi rửa rau mà nhiều người mắc phải, vô tình rước bệnh vào người

Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều.

Thực tế, nếu chỉ rửa 2-3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… mà mắt thường không nhìn thấy.

Rửa rau bằng cách ngâm lâu trong nước cũng là một sai lầm khi rửa rau không chỉ bạn mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng trong rau.

Chần rau qua nước ấm rồi nấu cho an toàn cũng là một quan niệm sai lầm. Bởi lẽ việc này làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

null
(Ảnh minh hoạ)

Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối.

Các cành rau nhỏ như rau muống… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước.

Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy.

Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Việt Hương (T/h)

Related Posts

3 thực phẩm ăn ngon miệng nhưng lại là “sát thủ” hại gan

Nhiều người không thể ngờ rằng một số thực phẩm quen thuộc được yêu thích lại là “thủ phạm” gây hại khủng khiếp cho gan. Những món ăn dưới đây…

Read more

Bị chó Bully tấn công, cụ bà 87 tuổi nguy kịch, phải cắt cụt bàn tay

Chú chó Bully nặng hơn 30kg đã tấn công cụ bà 87 tuổi khiến cụ phải cắt cụt 1/3 cánh tay trái và xử lý vết thương hàm mặt rất…

Read more

Những cuộc chuyển nhượng lan đột biến hàng trăm tỷ đồng gây “sốc” dư luận

Ngọc Sơn Cước, Người đẹp Bình Dương, Bướm Đại Ngàn, Lan Bảo Duy… là những cái tên mỹ miều gây sốc trong giới chơi lan bởi những cuộc chuyển nhượng…

Read more

Nuốt 11 chiếc tăm lúc nhậu say, người đàn ông bị thủng ruột

Các bác sĩ đã lấy ra 11 que tăm xỉa răng từ trong ổ bụng của người đàn ông 47 tuổi. Ngày 18/3, đại diện bệnh viện Đa khoa Đồng…

Read more

Sử dụng kẹo thổi bong bóng mua trước cổng trường, 3 học sinh bị khó thở, buồn nôn, phải nhập viện

Bệnh viện đa khoa Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tiếp nhận 3 học sinh nhập viện trong tình trạng đau ngực, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nghi ngộ độc….

Read more

Thêm một cách làm món thịt xiên nướng ngon mê ly cho các bé

Thịt xiên nướng là một món ăn dặm yêu thích của các bé. Chỉ bằng một vài bước cơ bản là các mẹ có thể làm món này cho bé…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *