Hà Nội: Giá đất làng 'sốt ảo', tăng tới 50%

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố báo cáo cho thấy, năm 2020 đất làng, xã tại Hà Nội đã tăng 50% so với năm 2019.

Báo cáo của VARS cho thấy, bất chấp đại dịch COVID-19, nhà đất tại các dự án được đầu tư tốt về hạ tầng, đã tăng 5% so với năm ngoái. Một số khu vực tại Hà Đông, Tố Hữu đã ghi nhận mức giá kỷ lục, lên tới 300 triệu đồng/m2.

Đi xa hơn Hà Đông, trước tác động của quá trình đô thị hóa, đất làng, xã tại các khu vực Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức;… đã tăng lên ngưỡng 25 triệu – 30 triệu đồng/m2, tăng 50% so với năm 2019.

Các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng 20% – 30% so với năm ngoái. VARS nhận định, mặc dù giá tăng cao nhưng khối lượng giao dịch không nhiều, chủ yếu giá tăng là hoạt động đầu cơ.

Hà Nội: Giá đất làng 'sốt ảo', tăng tới 50% - 1
 Đất làng, xã tại một số nơi ở Hà Nội tăng cao, bị cho là có dấu hiệu sốt ảo.

Sở dĩ các huyện ven đô Hà Nội tăng giá đột biến trong năm 2020 một phần là do thông tin được quy hoạch lên quận trong năm 2022 – 2025. Hiện tượng tăng giá bất thường này đã tạo ra các cơn sốt đất cục bộ ở nhiều nơi.

Do sốt đất đã có hiện tượng người dân đòi đền bù giá cao 4 – 5 triệu đồng/m2, diễn ra ở nhiều khu vực, làm bế tắc nhiều dự án phát triển bất động sản tại Hà Nội”, báo cáo của VARS nhấn mạnh.

Trong năm 2020, tổng nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội đạt 16.350 sản phẩm, giảm 58,2% so với năm 2018 và giảm 27,4% so với năm 2019. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 26,6%, số lượng hàng tồn kho lên tới 2/3 tổng số nguồn cung mới.

Căn hộ chung cư vẫn là sản phẩm chủ đạo của thị trường bất động sản Hà Nội. Trong đó, chủ yếu là căn hộ trung và cao cấp. Phân khúc căn hộ bình dân và giá rẻ ngày càng biến mất trên thị trường.

Theo đánh giá của VARS, tỷ lệ hấp thụ tốt chỉ nằm ở phân khúc bình dân, trong khi các phân khúc căn hộ cao cấp có tỷ lệ hấp thụ rất thấp. Kể cả những dự án được đánh giá cao về chất lượng, tỷ lệ hấp thụ cũng không cao. Hàng tồn nằm chủ yếu ở phân khúc căn hộ có giá trên 35 triệu đồng/m2 và nhà đất trên 100 triệu đồng/m2.

Về giá bán, các căn hộ trung cấp có hiện tượng tăng giá nhẹ trong năm 2020. Ngược lại, phân khúc căn hộ cao cấp đang có áp lực giảm giá. Do tính thanh khoản chậm, nên nhiều chủ đầu tư đã phải cắt lỗ, hoặc gia tăng chính sách hỗ trợ, khuyến mãi nhằm đẩy hàng tồn đi nhanh.

Theo dự báo của VARS, năm 2021, giá căn hộ tại Hà Nội sẽ giữ nguyên hoặc tăng nhẹ so với năm 2020.

Related Posts

Tình trạng tăng dân số cơ học tại TP.HCM: Đâu là giải pháp?

Theo các chuyên gia, với sự khơi thông về chính sách, cùng với đó là nhu cầu về nhà ở cao do tình trạng tăng dân số cơ học tại…

Read more

5 sai lầm khủng khiếp khi luộc trứng gà

Tưởng chừng là một thao tác đơn giản, tuy nhiên không ít bà nội trợ vẫn mắc sai lầm nghiêm trọng khi luộc trứng gà. Trứng gà có hàm lượng…

Read more

Cẩn trọng với những cơn sốt BĐS ngầm ăn theo quy hoạch, hạ tầng

Theo các chuyên gia, Thành phố Thủ Đức hay sân bay Long Thành là những yếu tố “điểm cộng” cho thị trường BĐS nhưng nếu không cẩn trọng, nhà đầu…

Read more

Thị trường BĐS Long An “bùng nổ”

Liền kề TP HCM, Long An đang sở hữu nhiều yếu tố đón đầu làn sóng đầu tư của giới địa ốc sành sỏi trong năm 2021. Đầu tư BĐS…

Read more

Những lực đẩy nào cho thị trường bất động sản “vượt khó” trong năm 2021

Ngày 7/1 tại TP.HCM, Công ty CP DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) đã tổ chức công bố Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở TP.HCM…

Read more

Bắt đầu năm 2021, 3 trường hợp xây dựng nhà ở không cần phải xin giấy phép

Căn cứ quy định tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020 (hiệu lực từ ngày 01/01/2021), có ba trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ không cần phải xin…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *