6 loại rau củ dễ gây ngộ độc nếu không chế biến đúng cách

Các loại rau củ vốn quen thuộc nhưng nếu không biết chế biến đúng cách, có thể dễ dàng dính độc, các bà nội trợ cần đặc biệt lưu ý.

Đậu cove

Ngoài saponin, đậu cove còn chứa nitrite và trypsin, hai chất này có thể kích thích dạ dày, gây ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa khác. Vậy nên khi chế biến các món xào hoặc luộc từ đậu cove thì bạn cần chắc chắc món ăn đã chín kỹ.

Củ sắn

Sắn là loại thực phẩm dân dã, được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn sắn sống. Sắn tươi có chứa một hàm lượng axit cyanhydric (HCN). Loại axit này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị ngộ độc do sắn tươi ban đầu sẽ có các triệu chứng như khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Rất may, chất này có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến. Trước khi ăn, bạn cần phải lột vỏ sắn, rửa sạch, ngâm nước và luộc chín.

Cà tím

 

Cà tím có chứa một loại độc tố có tên là solanin. Ăn cà tím sống có thể khiến bạn đị đau bụng. Cà tím non có hàm lượng solanin cao hơn.

Ngoài ra, cà tím cũng chứa hợp chất glycoalkaloid không tốt cho hệ tiêu hóa.

Khoai tây

Tương tự như cà tím, khoai tây cũng chứa glycoalkaloid làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Do đó, bạn nên nấu chín khoai tây trước khi ăn.

Rau mầm và giá đỗ

Giá đỗ và các loại rau mầm rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Vì vậy, ăn rau mầm sống không an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.

Khoai môn

Cả lá, rể của cây khoai môn đều ăn được nhưng phải được nấu chín kỹ trước khi ăn. Khoai môn sống chứa canxi oxalat. Chất này gây ra cảm giác tê miệng hoặc nghẹn ở cổ họng. Nó cũng góp phần tạo ra sỏi thận.

Ngoài ra, khi chế biến khoai môn sống, bạn nên mang găng tay để bảo vệ da.

Lưu ý khi chế biến rau củ

Có một số loại rau củ sử dụng hàng ngày rất thô cứng và khó tiêu hóa khi chưa được nấu chín. Vì vậy để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn thì mọi người cần nấu chín các loại rau củ trước khi sử dụng.

Để các chất dinh dưỡng trong rau củ không bị mất đi trong quá trình chế biến và nấu, chúng ta nên nấu rau củ ở lửa nhỏ. Mặt khác, nếu duy trì một mức nhiệt độ ổn định và tăng đều thì các chất dinh dưỡng có trong rau củ khi hấp thụ vào cơ thể sẽ dễ dàng hơn.

Nhưng chỉ nên nấu rau củ ở mức vừa chín tới, không nên đun lâu quá hoặc đun cháy sẽ sinh ra rất nhiều chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Related Posts

Tập đoàn Hưng Thịnh tài trợ miễn phí hơn 14.000 liều vắc-xin Covid-19 cho cán bộ nhân viên và người thân

Theo đó, Tập đoàn Hưng Thịnh quyết định sẽ tài trợ 100% chi phí tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 cho người lao động và gia đình (bao gồm vợ/chồng, con và…

Read more

Sức khỏe

Đúng thời khắc giao thừa năm Tân Sửu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đón hai em bé (một trai, một gái) chào đời. Bé đầu tiên là con của…

Read more

Người phụ nữ mới 29 tuổi đã bị gout, tưởng là lạ nhưng lại thường xảy ra với 4 trường hợp này

Người phụ nữ mới chỉ 29 tuổi, nói không với rượu bia, thuốc lá cũng không có tiền sử béo phì, bệnh nền hay di truyền nhưng vẫn bị gout….

Read more

Rau mùi rất tốt cho cơ thể, uống theo cách này chẳng khác gì “thần dược”

Mỗi ngày uống nước rau mùi sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải phóng mỡ thừa, giảm cân hiệu quả, duy trì vóc dáng thon gọn. Công dụng của rau…

Read more

Có một thứ đồ trong nhà còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, 100% gia đình Việt đều có

Trung bình trong một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh. Đặc biệt, lượng vi khuẩn tích tụ lại…

Read more

Đi tiểu thường xuyên cẩn thận mắc bệnh ung thư này mà không biết

Nhiều phụ nữ cho rằng việc đi tiểu thường xuyên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài nó có thể là dấu hiệu…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *