Không ít người vì “tiện tay” mà dùng giấy vệ sinh lau miệng, chắc hẳn, khi đọc được bài viết này, họ sẽ phải nghĩ lại.
Giấy vệ sinh hay còn gọi là giấy cuộn vốn được sản xuất để dùng trong các toilet. Tuy nhiên, hiện nay, một số quán ăn đang sử dụng chúng cho thực khách chùi miệng, lau đũa… vì họ cho rằng giấy ăn và giấy vệ sinh đều có quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng tương tự nhau.
Theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác biệt nên giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng.
Về chất liệu: Giấy ăn được quy định sản xuất sử dụng nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, trúc, các loại cỏ…
Giấy vệ sinh có thể có giấy nguyên thủy nhưng sử dụng nhiều giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, sách báo cũ… Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.
Về công dụng: Giấy ăn được sản xuất để sử dụng cho mục đích lau miệng, lau bát đũa trước khi sử dụng…
Giấy vệ sinh với mục đích sử dụng trong toilet, lau chùi những bộ phận kín nhẹ nhàng.
Trường hợp sản phẩm có bụi, dùng giấy vệ sinh kém chất lượng lau miệng hạt bụi sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người dùng.
Phẩm màu công nghiệp từ giấy này tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, giấy vệ sinh kém chất lượng có các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng gây nguy hiểm.
Đáng lo hơn là nhiều cơ sở lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người gây hại sức khỏe. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Những bệnh có thể mắc phải khi dùng giấy vệ sinh lau miệng:
Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, da, mắt: Hãy nhớ, khi dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, bạn đã tạo cơ hội cho vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại thuận lợi nhất vào cơ thể người, gây hại sức khỏe. Nếu tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt. Trường hợp sản phẩm có bụi giấy, hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi.
Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng. Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa: Do trong quá trình sản xuất không đảm bảo nghiêm ngặt, giấy vệ sinh có thể sẽ là một ổ vi khuẩn. Khi dùng chúng lau miệng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Nhất là với những người có đường tiêu hóa và sức đề kháng yếu.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn ướt để từ đó sớm ngăn chặn những loại giấy chứa nhiều mầm bệnh có nguy cơ lưu thông trên thị trường.
Bằng mắt thường rất khó phân biệt nguyên liệu làm giấy vệ sinh thông thường và giấy ăn, tuy nhiên, mọi người có thể dựa vào những thủ pháp nhỏ sau đây là có thể phân biệt được ngay: Quan sát màu sắc của tờ giấy. Loại giấy tốt vì không chứa ánh huỳnh quang bạc của hóa chất nên trên mặt giấy hơi có chút ánh vàng; thứ hai, quan sát xem trên mặt giấy có vết bẩn hay không.
Các loại giấy phế phẩm thu hồi thường có nét mực trên đó, sau quá trình tái chế giấy không thể loại bỏ hoàn toàn chúng được, chính vì thế trên mặt giấy có những điểm đen.
Chúng ta cũng có thể dùng tay chà xát mặt giấy, nếu như là giấy tái chế thành giấy vệ sinh thì sẽ không còn độ dẻo, vì thế mà hễ kéo là bị rách, sau khi chà xát có những vụn giấy rơi ra.