Thực phẩm Hoàn Nguyên Nữ không phải thuốc chữa bệnh phụ khoa, người dùng cần thận trọng

Cục An toàn thực phẩm (cục ATTP) vừa phát đi cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hoàn Nguyên Nữ đang bị “thổi phồng” công dụng, quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; sử dụng trái phép hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, vi phạm các quy định của pháp luật

Ngang nhiên quảng cáo quá đà

Cụ thể, qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, cục ATTP phát hiện trên các website www.yeuzym.xyz, www.lamdep.com, www.muasamphunu.com, www.hoannguyenplus.com, www.hoannguyennu.online đang quảng cáo sản phẩm Hoàn Nguyên Nữ đang bị “thổi phồng” công dụng sản phẩm, vi phạm các quy định về quảng cáo, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh,…

Được biết, sản phẩm Hoàn Nguyên Nữ là TPBVSK có xác nhận công bố: ATTP số 377/2020/ĐKSP, ngày 16/1/2020 do Công ty TNHH Supharmco (Địa chỉ: Tầng 4, DV01-LK32 Khu đất dịch vụ Đìa Lão, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) chịu trách nhiệm sản phẩm. Sản xuất tại Nhà máy 2 – Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Thăng Long (Địa chỉ:  Lô 7-1 Protrade International tech park, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương).

Sản phẩm Hoàn Nguyên Nữ không phải là thuốc

Theo nội dung trong “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo” số  1006/2020/XNQC-ATTP, do cục ATTP cấp ngày 25/2/2020 cho chủ thể là Công ty TNHH Supharmco, sản phẩm Hoàn Nguyên Nữ chỉ có tác dụng: “Hỗ trợ bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ cải thiện và giảm các nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, khí hư, bạch đới”.

Thế nhưng, các website bị cục ATTP nêu trên được cho là của Công ty TNHH Supharmco đang quảng cáo sản phẩm với nhiều công dụng không khác thuốc chữa bệnh. Thậm còn khẳng định 100% cải thiện các vấn đề sinh lý nữ.

Công dụng của sản phẩm Hoàn Nguyên nữ đang được quảng cáo khác hoàn toàn với nội dung được cấp phép

Ngoài ra, các website này còn liệt kê công dụng của từng thành phần trong sản phẩm như thuốc chữa bệnh. Hơn thế, đơn vị quảng cáo này còn vẽ là một “lộ trình không tưởng” khiến không ít người tiêu dùng hoang mang về công dụng sản phẩm.

Các thành phần của thuốc được vẽ ra với những công dụng không khác gì thuốc chữa bệnh.

Với “lộ trình không tưởng” này, không ít người tiêu dùng sẽ bị đánh lừa về công dụng sản phẩm

Lợi dụng hình ảnh bác sĩ, người bệnh để quảng cáo sai quy định

Bên cạnh đó, nhằm thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm TPBVSK Hoàn Nguyên Nữ, các website trên còn sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo, cùng hình thức đăng tải bài viết dạng tin nhắn cảm ơn, nhận xét về sản phẩm trước và sau khi dùng lên trang website để lấy lòng tin của người bệnh, đã khiến nhiều người tin rằng loại thực phẩm chức năng được nói đến có công dụng chữa bệnh, trái với các quy định của pháp luật.

Hình ảnh bác sĩ và người bệnh bị sử dụng để quảng cáo sai quy định.

Theo nhiều chuyên gia y tế, TPCN/TPBVSK chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Việc nhiều công ty muốn quảng cáo quá đà công dụng để thu hút người dùng sẽ gây ra hiểu nhầm lớn cho khách hàng. Đã có không ít người vì tin quảng cáo mà bỏ khá nhiều tiền ra mua trị bệnh, để rồi bỏ lỡ thời điểm vàng trong công tác điều trị, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí cả tính mạng.

Hiện tại, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng không tin vào các website nêu trên để lựa chọn sản phẩm.

Phụ nữ và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc…

Related Posts

Nhiều người đổ xô đi chọn đào rừng trưng Tết

Những cành đào rừng được gắn tem “đổ bộ” đường phố Thủ đô, phục vụ nhu cầu của nhiều người dân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Những cành đào…

Read more

Hà Tĩnh: Giáp Tết thu giữ 5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ xe ô tô chở hơn 5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi xe này lưu thông trên Quốc…

Read more

Lạng Sơn: Thu giữ hơn 1 tấn hạt hướng dương nhập lậu từ Trung Quốc

Qua kiểm tra phương tiện vi phạm, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn hướng dương khô đã qua tẩm ướp nhập lậu từ Trung…

Read more

Công ty TNHH OPPORTUNITY “vẽ” thêm công dụng, quảng cáo vượt phép sản phẩm Top Men

Công ty TNHH OPPORTUNITY Việt Nam được cho là đang tự ý vẽ thêm nhiều công dụng của sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Top Men, quảng…

Read more

Bắc Ninh: Thu giữ hơn 3.500 hộp mỹ phẩm vô chủ tại điểm tập kết hàng hóa

Đội Quản lý thị trường số 1, cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra điểm tập kết hàng hóa…

Read more

TP.HCM: Phát hiện 45 tấn bột ngọt Trung Quốc nghi nhập lậu

Bất ngờ kiểm tra, Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện và thu giữ lô bột ngọt khoảng 45 tấn có hình hai con tôm được đựng trong 1.800…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *