Từ 2021, lao động nữ mang thai không cần đợi đến tháng thứ 7 mới được giảm giờ làm

Từ ngày 1/1/2021, lao động nữ mang thai khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… thì được giảm 1 giờ làm việc hàng ngày nếu thông báo cho người sử dụng lao động biết.

Bộ luật Lao động mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 có một số thay đổi về quy định đối với lao động nữ mang thai. Đáng chú ý là về thời gian làm việc của phụ nữ mang thai.

Theo đó, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định giờ làm việc bình thường đối với người lao động là không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Riêng với lao động nữ mang thai, giờ làm việc sẽ được giảm bớt nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Hiện nay, theo Bộ luật Lao động năm 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc phải mang thai tới tháng thứ 07 mới được giảm giờ làm hoặc chuyển công việc nhẹ hơn. Đồng nghĩa với đó, khi mang thai dưới 07 tháng, lao động nữ vẫn phải làm công việc nặng nhọc như bình thường.

Lao động nữ mang thai khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… thì được giảm 1 giờ làm việc hàng ngày. Ảnh minh họa

Với Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc được giảm 01 giờ làm việc hàng ngày.

Bên cạnh đó, để bảo vệ thai sản cho lao động nữ, khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) làm việc ban đêm, làm thêm giờ.

Do đó, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) vẫn có thể phải làm ca đêm, làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động yêu cầu.

Tuy nhiên, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu được người này đồng ý. Như vậy, lao động nữ mang thai có quyền từ chối làm thêm giờ.

Trên đây là những lưu ý về giờ làm việc dành cho phụ nữ mang thai sẽ được thực hiện từ năm 2021 mà người lao động cần biết.

Related Posts

Vinamilk xuất khẩu sữa tươi chứa tổ yến đi Singapore, tiếp tục phát triển thị trường với phân khúc cao cấp

Tiếp nối sữa tươi Organic, sữa đậu nành hạt, vừa qua Vinamilk tiếp tục xuất khẩu lô sản phẩm cao cấp “Sữa tươi tiệt trùng chứa tổ yến” đầu tiên…

Read more

3 cách làm đẹp CV làm việc ngay khi còn là sinh viên

Khi nhận bằng tốt nghiệp đại học cũng là lúc tân cử nhân phải bước vào cuộc chiến cạnh tranh đầy cam go để giành được vị trí công việc…

Read more

Vì sao bạn nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn?

Gần như mọi cuộc phỏng vấn đều kết thúc với cùng một câu hỏi “Bạn có điều gì cần hỏi hay không?”. Nếu không đặt câu hỏi cho nhà tuyển…

Read more

Hành trình di sản – báu vật quý giá truyền lại tới muôn đời

Từ bao đời, Tết ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt với những xúc cảm đong đầy yêu thương. Tết không chỉ là những hoạt động văn hóa…

Read more

Mãn nhãn với các hoạt động nghệ thuật Tết Nguyên Đán của Sunshine Group

Trong không khí ngày xuân, chào mừng Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, liên tiếp chuỗi những chương trình nghệ thuật hoành tráng của Sunshine Group tạo ấn tượng sâu…

Read more

Abipha Group: Mười năm vững bền thương hiệu

Được thành lập với tâm nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển ngành dược phẩm Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trong gần 10 năm…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *