Các hành động tưởng chừng khiến trả thích thú lại gây nguy hiểm cho trẻ cha mẹ cần tránh.
Làm cha mẹ ai cũng muốn dành thời gian và sự quan tâm nhiều nhất cho con. Các bậc phụ huynh luôn tìm cho mình những phương pháp giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả thể chết và trí tuệ.
Với cha mẹ, việc chơi đùa mỗi ngày cũng là cách lưu giữ tuổi thơ của trẻ. Vừa tạo thời gian thư giãn lại thêm sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh khoảnh khắc vui vẻ ấy, không ít lần trẻ gặp nạn dẫn tới chấn thương, thậm chí nguy hiểm vì những trò đùa dưới đây của người lớn.
Ném trẻ lên cao
Nhiều ông bố rất thích chơi trò tung hứng với con vì thấy mỗi lần làm vậy, bé đều cười rất tươi và tỏ ra vô cùng phấn khích. Thực tế, đây là một trò đùa được khuyến cáo là rất nguy hiểm và không nên chơi với trẻ nhỏ. Khi ném trẻ lên cao, mặc dù trọng lượng của trẻ tương đối nhẹ, vậy nhưng nếu chẳng may bạn sẩy tay thì những thương tật gây ra cho trẻ thật khó mà tưởng tượng. Có nhiều trường hợp, trẻ bị chấn thương não hoặc nguy hiểm hơn là bị tử vong.
Nếu bạn có đỡ trúng em bé thì trọng lực của trẻ tác động vào đôi tay người lớn cũng dễ khiến bạn bị bong gân tay hay trật khớp. Đó là còn chưa kể tới trường hợp đôi tay của người lớn có thể chọc vào mắt hay các bộ phận khác trên cơ thể gây tổn thương cho trẻ.
Cõng trẻ trên vai
Những ông bố thường rất thích cõng con trên vai cho bé thử cảm giác nhua bay trên không trung. Thế nhưng, việc làm này lại rất dễ gặp sự cố khiến trẻ nhỏ rơi xuống, hoặc trường hợp em bé quá nặng sẽ làm người lớn tổn thương phần xương gáy, xương vai.
Cha mẹ hãy nhớ, không áp dụng trò chơi với trẻ đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi vì bé quá nhỏ không thể nào bám chặt. Ngược lại, với trẻ lớn hơn rất dễ nghịch ngợm hiếu động nhún nhảy gây nguy hiểm.
Cù cho trẻ cười quá nhiều
Nhiều bố mẹ có thói quen bày đủ trò để bé cười liên tục trong một khoảng thời gian dài mà không chịu cho bé nghỉ. Cứ thấy con cười là bố mẹ lại càng thích thú và bày thêm trò để con cười nhiều thêm nữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cười to và nhiều sẽ làm tăng áp lực ở khoang bụng, tạo sức ép lên lồng ngực khiến bé bị khó thở, đau bụng.
Bên cạnh đó, do cười trong thời gian dài, cơ thể bé không được cung cấp đủ oxy và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu bé cười khi ăn, uống nước thì nguy cơ thức ăn và nước bị lọt vào phổi là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Do đó, khi bày trò cho trẻ cười, bố mẹ nên có điểm dừng. Sau mỗi trận cười của bé kết thúc, bố mẹ nên để con được nghỉ ngơi một lúc, tránh tình trạng để bé cười liên tục.
Thường xuyên rung lắc bé
Khi trẻ khóc, bố mẹ thường có thói quen bế trẻ trên tay rồi đung đưa qua lại nhiều lần. Kết quả là trẻ có thể ngừng khóc nhưng nếu hành động này được lặp đi lặp lại quá nhiều lần có thể khiến não trẻ tổn thương vì hội chứng rung lắc.
Hay chỉ muốn con cười, bố mẹ cũng thường xuyên bế con và lắc lư qua lại một lúc. Bé sẽ cười khanh khách và điều đó khiến người lớn cũng hạnh phúc mỉm cười theo. Tuy nhiên, mọi người cần phải biết hội chứng rung lắc cực kì nguy hiểm đối với trẻ, đặc biệt là các bé dưới 6 tháng tuổi
Theo các chuyên gia, não bộ của trẻ sơ sinh chưa phát triển nhiều nên khi bị rung lắc mạnh, hay quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể va đập vào hộp sọ, làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não. Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ như trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát…gây nguy hiểm với trẻ sơ sinh