Không giống như cung nữ phải thoang thoảng hương thơm, thái giám khá nặng mùi nhưng lại được “ưu tiên” không truy cứu trong luật lệ phong kiến.
Là nhân vật bí ẩn và đáng thương nhất trong cung cấm, thái giám có những nỗi khổ khó nói, họ chỉ có thể nuốt im lặng để tiếp tục sống cuộc đời bất hạnh.
Khác với cung nữ hầu hạ chủ nhân phải có mùi thơm, thậm chí họ không được ăn cá bởi sợ mùi tanh sẽ khiến chủ nhân không hài lòng mà trách phạt, thái giám lại là những người có mùi nồng nặc.
Có tài liệu miêu tả, những lúc đứng cách xa 300 mét còn có thể ngửi thấy những mùi hôi ám ảnh của thái giám.
Nặng mùi là thế nhưng thái giám không bị chủ nhân trách phạt? Tại sao lại có chuyện khác biệt vậy?
Mọi thứ phải bắt đầu từ quy định muốn trở thành người hầu hạ trong cung, các nam nhân phải hoạn để tránh tình trạng loạn luân trong hậu viện.
Quá trình này đau đớn chết đi sống lại.
Trước tiên, y sư sẽ quấn chặt vải trắng hoặc băng quanh bụng dưới và hai đùi của kẻ bị hoạn, dùng dây buộc liên tục tinh hoàn, rồi dùng gậy trúc đánh vào chân và mông thật lâu khiến “khổ chủ” trở nên tê buốt, mất hết cảm giác.
Có tài liệu nói rằng, thủ thuật tịnh thân của tầng lớp thái giám có nhiều loại khác nhau.
Các y sư sẽ ngâm phần bị thiến của thái giám vào nước ớt sau đó dùng dao nhỏ sắc hình mặt trăng cắt đứt tinh hoàn lẫn dương vật.
Tuy nhiên hậu quả sau đó, may mắn thì sống sót, tận mạng thì vết thương sẽ hoại tử và nhiễm trùng.
Các thái giám trải qua nỗi đau cùng cực, cho đến khi nút ở niệu đạo tự thoát và đi vệ sinh bình thường. Nếu mọi thứ không như trên thì người ấy sẽ bị nhiễm trùng, sốt rét và chờ chết sau 100 ngày.
Bởi vì điều kiện y tế thời cổ đại không hề tốt, không có cách khử trùng hiệu quả sau khi tịnh thân thái giám. Họ phải tự mình vệ sinh vết cắt, vết thương sẽ có mùi khó chịu, thậm chí nước tiểu thấm ra quần vô thức là chuyện bình thường.
Khi giải quyết vấn đề vệ sinh, thái giám thường ngồi xổm trong nhà xí như phụ nữ để ngăn nước tiểu văng ra khiến quần áo ướt. Khi rơi vào tình trạng khẩn cấp, các thái giám thường cúi người, ngồi xổm trong nhà vệ sinh, dùng một tay giữ khăn nhỏ ở vị trí bị hoạn rồi mới đi xả nước tiểu ra ngoài.
Chính vì sự bất tiện như thế mà họ lúc nào cũng phải mang theo một chiếc khăn khô bên mình. Chiếc khăn này được sử dụng như một chiếc tã tạm thời với mục đích ngăn nước tiểu tràn ra xung quanh khi không thể tự chủ.
Tuy nhiên, theo thời gian chiếc khăn này cũng sẽ trở nên nặng mùi hơn, dù có giặt giũ cách mấy cũng không thể khiến những mùi này biến mất.
Tuy nhiên thái giám trên người có mùi nồng nặc đều là những thái giám cấp thấp, rất khác với các thái giám ở cạnh hoàng đế mỗi ngày bổng lộc thường cao nên có thể chi tiền mua hương liệu quý che đi thứ mùi nồng nặc ấy.
Mặc dù đều xuất thân là đàn ông, đều làm việc trong cung cấm, nhưng số phận và cuộc đời của những hoạn quan vốn dĩ đã bất hạnh và khổ ải đến tận lúc qua đời.
Khi về già hoặc đau ốm bạo bệnh hoặc hết thời gian phục vụ, các thái giám không được ở trong nội cung nữa. Lúc này, họ sẽ nhận lương của triều đình và chuyển ra khỏi cung, cư trú tại một căn nhà gọi là Cung Giám viện.
Không con cái, không vợ chồng, không người chăm sóc, các thái giám một lần nữa trong đời trải qua cảm giác bị dày vò về tinh thần.
Ở Trung Quốc, những cuộc phẫu thuật man rợ kiểu này chấm dứt vào năm 1924, khi hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, Phổ Nghi rời Tử Cấm Thành.