Kháng thể của bệnh nhân mắc Covid-19 không tồn tại suốt đời

Các chuyên gia Trung Quốc ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 sau khi hồi phục đã tái nhiễm mà không phải là “tái dương tính”.

Cùng với việc mới đây Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 sau khi hồi phục đã tái nhiễm mà không phải là “tái dương tính”, các chuyên gia Trung Quốc khẳng định, kháng thể của người nhiễm Covid -19 chỉ có thể bảo vệ cơ thể từ 6 tháng đến 1 năm mà không phải là tồn tại suốt đời. 

Ông Ngô Tôn Hữu, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh Trung Quốc cho biết, sự khác biệt giữa ca tái nhiễm Covid -19 mới đây với các ca “tái dương tính” được ghi nhận trước đó ở chỗ, các ca “tái dương tính” không còn virus sống, người bệnh cũng không có triệu chứng và khả năng lây nhiễm. Trong khi đó, ca tái nhiễm Covid -19 vẫn còn virus sống và hoàn toàn có thể lây nhiễm virus cho người khác.

Ảnh minh họa

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến ca tái nhiễm này, ông Ngô Tôn Hữu nói: “Sau khi nhiễm bệnh thì cơ thể người bệnh sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên các kháng thể này không phải là tồn tại suốt đời. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra khả năng này, theo đó, các kháng thể sinh ra sau khi người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 chỉ có khả năng bảo vệ cơ thể trong khoảng 6-12 tháng”.

Ông Lý Bân – chuyên gia nghiên cứu sinh vật học tế bào của Trung Quốc nhận định, mặc dù là tái nhiễm và các kháng thể không phát huy tác dụng, tuy nhiên trong cơ thể người bệnh vẫn còn các tế bào nhớ (memory T cells) giúp giảm bớt khả năng dẫn đến các biến chứng nặng của bệnh. Ông Lý Bân cũng lạc quan cho rằng, bất kể virus có biến đổi như nào thì nó cũng chỉ gây tác hại khi xâm nhập vào trong tế bào, thông qua kết hợp với thụ thể ACE2, mà chức năng của vaccine là ngăn ngừa sự kết hợp của thụ thể ACE2 với vi rút, đây chỉ là ca tái nhiễm đơn lẻ và vaccine vẫn có thể phát huy tác dụng.

Trước đó, hôm 24/8 vừa qua, Đặc khu hành chính Hong Long (Trung Quốc) xác nhận một trường hợp tái nhiễm Covid-19. Bệnh nhân là nam giới từng mắc Covid-19 hồi cuối tháng 3 và xuất viện hồi giữa tháng 4. Sau khi đối chiếu trình tự gien virus trong lần nhiễm đầu tiên và lần thứ 2 của bệnh nhân này, nhóm nghiên cứu của Khoa vi sinh thuộc Đại học Hong Kong đã phát hiện thấy 24 điểm khác biệt. Đáng chú ý, qua tiến hành xét nghiệm, bác sỹ đã không còn tìm thấy kháng thể của người bệnh./.

Related Posts

Cao ốc mọc trên “đất vàng”: Nhà máy xe đạp Thống Nhất 82 Nguyễn Tuân giờ ra sao?

Sau khi di dời nhà máy xe đạp Thống Nhất, hiện nơi đây là tổ hợp nhà liền kề, TTTM và căn hộ mang tên Thống Nhất Complex, giá nhà…

Read more

3.629 người có nguy cơ cao trong cộng đồng ở Hà Nội xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hiện tại, đã có 3.870 đối tượng nguy cơ cao tại cộng đồng được xét nghiệm nhanh vi rút…

Read more

Sáng 20/3, không có ca mắc mới, gần 31.000 người Việt đã tiêm văc xin COVID-19

Bản tin 6h ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19. Gần 38.000 người đang cách ly chống dịch. trên cả nước. Hiện cả nước…

Read more

Dự báo thời tiết ngày 20/3: Miền Bắc ấm trước khi đón đợt không khí lạnh mới

Dự báo thời tiết hôm nay (20/3), các tỉnh miền Bắc ban ngày trời ấm, có nơi nắng nóng trên 35 độ. Ngày mai không khí lạnh tràn về, trời…

Read more

Hà Nội: Bé gái 2 tuổi tử vong trong ngày đầu tiên đến trường mầm non

Bé gái sinh năm 2019 đến nhóm lớp mầm non ở cạnh nhà để học tập. Sau đó bé này đã có nhiều biểu hiện lạ và được đưa đến…

Read more

Chiều 19/3, thêm 1 ca mắc COVID-19 tại TP.HCM

Bản tin 18h ngày 19/3 của bộ Y tế cho biết có 1 ca mắc COVID-19 là người nhập cảnh ghi nhận tại TP.HCM. Việt Nam hiện có 2.571 bệnh…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *