Nhìn lại bất động sản nửa đầu 2020 “Cánh chim báo bão” giữa đại dịch Covid-19

Thị trường bất động sản đã đi được nửa chặng đường 2020, ngành được ví như cánh chim “báo bão” của kinh tế Việt Nam bởi có sự tác động mạnh mẽ đến rất nhiều nhóm ngành hàng khác nhau của nền kinh tế (hơn 90 ngành nghề) cùng với đó là hàng triệu lao động có liên quan trực tiếp đến bất động sản.

Theo ghi nhận từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), nửa đầu năm qua, những thách thức lớn từ đại dịch Covid-19 cản trở sự phát triển của thị trường bất động sản. Cụ thể, làm gián đoạn, đảo lộn các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng. Dòng tiền bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mọi hoạt động bán hàng và mua hàng bị ngừng trệ do thực hiện các biện pháp của Chính phủ về hạn chế di chuyển, cách ly toàn xã hội, do tâm lý phòng thủ của người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Ảnh minh họa

Làm tăng chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay và nguy cơ bị chuyển nhóm nợ thành nợ xấu; làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động; làm tăng khả năng doanh nghiệp bị nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động.

Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tăng. VNREA cho rằng, thị trường bất động sản bị tác động kép do phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua và đại dịch nên các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cần nỗ lực để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.

Dẫn chứng các số liệu từ Bộ Xây dựng, VNREA cho hay chỉ riêng trong quý I/2020, về tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tính riêng nhà ở thương mại, lượng tiêu thụ sản phẩm chỉ đạt khoảng 14%, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019; lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý IV/2019 và chỉ bằng 14% của năm 2019.

Đối với văn phòng cho thuê, tỷ lệ văn phòng trống trong quý I/2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 (văn phòng hạng A trống 10,8%; hạng B trống 5,6%). Các khu du lịch, nghỉ dưỡng tạm dừng hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu.

Về hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản. Số lượng doanh nghiệp được thành lập mới giảm 11,9%, tạm ngừng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019, đây là tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong tất cả các ngành nghề; số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm khoảng 80%; số còn lại khoảng 200 sàn thì đang hoạt động cầm chừng.

Do dịch bệnh nên một số doanh nghiệp có nguồn tài chính mỏng đã không có nguồn thu để trả lương cho người lao động và thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn cho Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng, những doanh nghiệp có thể tích lũy vốn thì cũng không đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai đầu tư dự án.

Về tồn kho bất động sản, theo số liệu công bố báo cáo tài chính của 178 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bất động sản (kể cả doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề) niêm yết trên Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) thì tổng giá trị hàng tồn kho (tính đến 31/12/2019) là 209.100 tỷ đồng, trong đó giá trị tồn kho sản phẩm bất động sản chiếm khoảng 50%, tương đương khoảng 104.550 tỷ đồng (ngoài ra chưa kể lượng bất động sản tồn kho của các doanh nghiệp chưa niêm yết).

Tổng lượng hàng tồn kho tính theo giá trị chỉ chiếm dưới 5% tổng mức đầu tư các dự án đang triển khai, tuy nhiên giá trị tồn kho lại tăng khoảng 20 – 30% so với kỳ trước; hàng tồn kho chủ yếu là căn hộ cao cấp, căn hộ du lịch, nhà tái định cư…được xây dựng tại các vị trí xa trung tâm, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ. Qua tính toán, nếu không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì trong quý I/2020, các chủ đầu tư có thể sẽ giải phóng được khoảng từ 15 – 20% lượng hàng tồn kho, từ đó giúp có thêm nguồn vốn phục vụ cho đầu tư bất động sản.

Related Posts

Tình trạng tăng dân số cơ học tại TP.HCM: Đâu là giải pháp?

Theo các chuyên gia, với sự khơi thông về chính sách, cùng với đó là nhu cầu về nhà ở cao do tình trạng tăng dân số cơ học tại…

Read more

5 sai lầm khủng khiếp khi luộc trứng gà

Tưởng chừng là một thao tác đơn giản, tuy nhiên không ít bà nội trợ vẫn mắc sai lầm nghiêm trọng khi luộc trứng gà. Trứng gà có hàm lượng…

Read more

Hà Nội: Giá đất làng 'sốt ảo', tăng tới 50%

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố báo cáo cho thấy, năm 2020 đất làng, xã tại Hà Nội đã tăng 50% so với năm…

Read more

Cẩn trọng với những cơn sốt BĐS ngầm ăn theo quy hoạch, hạ tầng

Theo các chuyên gia, Thành phố Thủ Đức hay sân bay Long Thành là những yếu tố “điểm cộng” cho thị trường BĐS nhưng nếu không cẩn trọng, nhà đầu…

Read more

Thị trường BĐS Long An “bùng nổ”

Liền kề TP HCM, Long An đang sở hữu nhiều yếu tố đón đầu làn sóng đầu tư của giới địa ốc sành sỏi trong năm 2021. Đầu tư BĐS…

Read more

Những lực đẩy nào cho thị trường bất động sản “vượt khó” trong năm 2021

Ngày 7/1 tại TP.HCM, Công ty CP DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) đã tổ chức công bố Báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở TP.HCM…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *