Phải làm gì khi chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?

Cấp dưỡng là nghĩa vụ về vật chất có tính đạo lý truyền thống, với người con nó gắn với quan hệ huyết thông và không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Vậy phải làm khi chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?

Phải làm khi chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn? (Ảnh minh họa)

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn đã được quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo đó, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Trong trường hợp ly hôn, nếu con sống với một trong hai người, thì người còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Thế nhưng trên thực tế, không phải ai cũng thực hiện nghĩa vụ này. Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp vợ vất vả nuôi con một mình trong khi chồng lẩn tránh trách nhiệm cấp dưỡng theo quy định, dù đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ.

Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con, người đang nuôi con có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định, người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Như vậy, trong trường hợp người chồng cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, người vợ có thể yêu cầu Tòa án buộc người chồng thực hiện nghĩa vụ này.

Theo khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình, hành vi không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Căn cứ vào quy định này, hành vi không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo quyết định của Tòa án cũng có thể bị áp dụng mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.

Trong khi đó, Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định cụ thể về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng với mức phạt tối đa là 2 năm tù.

Cụ thể, Điều 186 quy định, người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Related Posts

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ các clip giải trí dành cho trẻ em

Thời gian qua, các clip giải trí được đăng tải trên các nền tảng xã hội như facebook, youtube gia tăng một cách nhanh chóng, trong đó, số lượng clip…

Read more

Cô dâu tử vong trong ngày cưới vì than khóc quá nhiều

Một cô dâu ở Ấn Độ đã khóc rất nhiều trong đám cưới của mình rồi đột ngột ngất xỉu và qua đời do trụy tim. Ảnh minh hoạ Một…

Read more

Mùa xuân cổ tích đến với chàng trai “Nick Vujicic của Việt Nam”

Tai nạn điện giật làm chàng sinh viên mất đôi tay. Trong lúc điều trị, anh được một người đàn ông mất đôi tay khác gần gũi, động viên và…

Read more

Vừa hết Tết tôi đề nghị chồng: “Chúng ta ly dị đi” và phản ứng của anh khiến tôi hoảng sợ vô cùng

Suốt 3 ngày Tết ở nhà chồng mà tôi ngột ngạt chán nản về cuộc sống vô cùng, không hiểu mình lấy chồng để làm gì nữa. Vợ chồng tôi…

Read more

Bí mật cách tránh thai của phi tần trong cung, kỹ nữ lầu xanh

Sinh con, làm mẹ là thiên chức trời ban cho người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời phong kiến, gái lầu xanh và nhiều cung tần mỹ nữ không muốn…

Read more

Bí mật nụ hôn tuổi già

Có lần tôi bắt gặp một nụ hôn bên trong khung cửa. Đó là nụ hôn ông nội đặt lên đôi má nhăn nheo của bà. Tận sau này tôi…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *