Cập nhật vào lúc 6h sáng nay, giá gạo trong nước tăng nhẹ dù chất lượng các chủng loại đã được cải thiện. Trong khi đó, tình hình xuất khẩu gạo thế giới cuối năm gặp nhiều khó khăn do tồn kho tăng. Xuất khẩu gạo Việt 6 tháng đầu năm tăng về lượng, giá và kim ngạch.
Giá gạo NL IR 504 Việt dao động ở mức 8.100 đồng/kg. Chủng loại TP IR 504 (5% tấm) đang ở mức 9.400 – 9.450 đồng/kg. Giá tấm 1 IR 504 dao động quanh mức 7.800 đồng/kg. Giá cám vàng hôm nay đang dao động ở mức 5.500 đồng/kg.
Về giá xuất khẩu, gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần, khoảng 425 – 457 USD/tấn, từ mức 415 – 450 USD/tấn của tuần trước đó. Mưa kéo dài ở ĐBSCL tiếp tục ảnh hưởng tới việc thu hoạch lúa Hè Thu, từ đó ảnh hưởng tới nguồn cung gạo ra thị trường.
Giá gạo trong nước hôm nay tiếp tục tăng nhẹ vào phiên sáng
Tại thị trường Thái Lan, gạo 5% tấm tuần này ở mức 455 – 485 USD/tấn, thấp nhất kể từ đầu tháng 3/2020. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần qua có giá 377 – 382 USD/tấn, tăng so với 373 – 378 USD/tấn của tuần trước đó.
Lượng gạo tồn kho tại các nước tăng khiến doanh nghiệp lo ngại tình hình xuất khẩu đến cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các tháng đầu năm, nhiều quốc gia đã nhập lượng gạo lưu kho lớn hơn khả năng có thể tiêu thụ.
Tháng 6/2020 xuất khẩu gạo đạt 450.407 tấn, tương đương 227,26 triệu USD, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 3,52 triệu tấn gạo, tương đương 1,72 tỷ USD, tăng cả về lượng, giá và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, với mức tăng tương ứng 5%, 13% và 18,6%.
Đối với lượng gạo dự trữ, Tổng cục Dự trữ nhà nước cho biết, đã thực hiện mua và nhập kho được 158.880 tấn gạo đạt 83,5% kế hoạch và 60.200 tấn thóc đạt 75% kế hoạch. Trước đó, theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao nhập tăng cường lượng lương thực dự trữ quốc gia năm 2020 là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc. Dự kiến đến 15/8, sẽ hoàn thành 100% kế hoạch nhập lương thực.
Thời gian tới, Tổng cục Dự trữ nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tiếp tục tăng cường xây dựng cơ chế chính sách về dự trữ quốc gia, tập trung rà soát danh mục hàng dự trữ quốc gia để kịp thời bổ sung danh mục cần thiết cho việc bảo đảm mục tiêu dự trữ quốc gia