Bên cạnh những phương pháp theo y học hiện đại, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc từ những dược liệu thiên nhiên quanh ta vô cùng hiệu quả, an toàn lại cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể một cách tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng viêm, họng khản tiếng.
Vì sao mật ong chữa khan tiếng?
Khàn tiếng tuy không được xem là một căn bệnh nguy hiểm nhưng những tác động của bệnh lên cuộc sống hàng ngày lại không hề nhỏ, nhất là trong công việc giao tiếp hàng ngày.
Theo đó khi bị khàn tiếng thì người ta thường áp dụng mật ong kết hợp với chanh quả giúp chữa khàn tiếng một cách nhanh nhất tại nhà.
– Mật ong: nguyên liệu có chứa nhiều vitamin A, E, C, E… đồng thời một số thành phần trong mật ong được xem là kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, và làm dịu họng giúp thanh quản, giảm nhanh biểu hiện khàn tiếng một cách hiệu quả nhất.
– Chanh quả: Trong chanh quả có chứa vị chua là chất acid citric, chất này có tác dụng diệt khuẩn , giải nhiệt làm dịu họng, tiêu dịch tiết khá hiệu quả. Vì vậy mà mọi người có thể áp dụng chanh vào trị ho, giảm khàn tiếng rất tốt.
Cách 1: Chữa viêm thanh quản, khản tiếng bằng mật ong hấp lá hẹ
Bạn đem khoảng 3 tới 5 chiếc lá hẹ, rửa sạch và để ráo nước, thái nhỏ và trộn đều với mật ong. Sau đó bạn đem hấp hoặc đun cách thủy hỗn hợp cho tới khi nhừ đều lá hẹ. Trước khi dùng bạn nên hâm nóng hỗn hợp. Mỗi ngày bạn dùng khoảng 3 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Bạn không nên nuốt ngay mà nên ngậm một lúc rồi để hỗn hợp trôi vào họng.
Cách 3: Mật ong và chanh tươi trị khản tiếng hiệu quả
Bạn lấy chanh, cắt nhỏ và ngâm vào một chén nhỏ mật ong để mật ong ngấm vào trong miếng chanh. Sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn có thể dùng để ngậm. Món ăn này không chỉ rất hiệu nghiệm mà còn cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể chống lại bệnh viêm họng, viêm thanh quản. Với các bạn nữ, đây không chỉ là bài thuốc mà còn là một món quà vặt ngon miệng.
Cách 3: Quất hấp mật ong trị khản tiếng
Chuẩn bị 5-6 quả quất (còn nguyên vỏ xanh), cắt thành nhiều miếng nhỏ theo hình tròn rồi đổ mật ong ngập quất và hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện.
Khi ăn không nên ăn quá nhanh mà cần nhâm nhi để nước quất ngấm vào cổ họng. Nên ăn cả nước lẫn cái sẽ nhanh khỏi hơn.
Một số lưu ý khi chữa khàn tiếng
– Nếu bị khàn tiếng không rõ nguyên nhân, bị lâu ngày hoặc đi kèm sốt, buồn nôn…, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
– Khi cổ họng có dấu hiệu bị đau, nên hạn chế việc giao tiếp với những người xung quanh.
– Việc súc miệng hàng ngày với nước muối hoặc nước súc họng rất cần thiết, giúp bảo vệ thanh quản hiệu quả.
– Hạn chế ở trong môi trường máy lạnh hoặc nơi gió lớn quá nhiều. Chú ý mặc quần áo đủ ấm, che chắn vùng cổ cần thận, kín gió.
Không nên hút thuốc, nhất là trong thời gian khàn tiếng.
Hạn chế uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. Tốt nhất nên bỏ thói quen uống nước đá vì gây ảnh hưởng đến cổ họng và dây thanh quản.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng trong những lúc giao mùa hay thời điểm dịch bệnh dễ bùng phát.
Thường xuyên uống đủ nước để cổ họng đủ ẩm, không bị khô rát.
Thực hiện các phương pháp điều trị khàn tiếng đúng cách, đều đặn cho đến khi khỏi hẳn.