Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí tuệ thì tâm càng tĩnh

Bản lĩnh bình tĩnh không chỉ là sự trầm tĩnh lặng lẽ, mà là một loại thần thái, là một loại trí tuệ và cao thượng.

“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả.

Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong. Làm người cũng như thế, gặp phải chuyện lo lắng, việc khó khăn thì đều phải bảo trì một tâm thái bình tĩnh và tường hòa.

“Động” và “tĩnh”, “nhanh” và “chậm” là thuộc về lý tương sinh tương khắc. “Động, tĩnh, nhanh, chậm”, trời đất vì có chúng mà trở nên cân bằng. “Động” sẽ khiến tiêu vong xảy ra nhanh hơn, “tĩnh” mới có thể lâu dài, cho nên người xưa mới giảng rằng “tĩnh lặng mới có thể đi xa”.

Ảnh minh họa

Một người tu luyện chân chính, một người trí huệ cao, người có hàm dưỡng đạo đưc thì trong thái độ xử thế luôn chứa đựng sự từ bi. Họ có thể nhường nhịn, có thể chịu thiệt. Một khi gặp chuyện, họ có thể trầm tĩnh, tâm lượng mở ra rộng lớn hơn và dung nạp được nhiều hơn.

Lão Tử nói: “Bất cảm vi thiên hạ tiên” (Tạm dịch: Không dám đứng trước thiên hạ). Cái gì gọi là “không dám”? Đó chính là chỉ cái tâm “danh, lợi, tình” là không dám đứng đầu thiên hạ, không dám để cái tình của thế tục lôi kéo, không dám lưu giữ một ý một niệm bất hảo nào trong tâm…

Bởi vì, người có đạo đức cao thường cho rằng, cái tâm của một người vừa máy động thì sẽ là tạo nghiệp, sẽ bị rơi rớt xuống tầng thứ thấp hơn và tu luyện sẽ không thành, không thể quay về thế giới của Phật, thế giới của Thần Tiên.

Nhưng người phàm trần lại dám làm hết thảy. Họ truy danh, truy lợi, tranh mạnh háo thắng, dám đánh dám mắng, thậm chí không việc ác nào không dám làm. Người như vậy, kỳ thực sống rất mệt, rất khổ, lo được lo mất, vì một chút lợi nhỏ mà ăn không ngon, ngủ không yên, khiến thân thể bị bệnh tật, trong tâm lo lắng, bất an. Chúng ta thử ngẫm xem, người như thế có thể không bị giảm phúc, giảm thọ sao?

Ảnh minh họa

Nói đến tu luyện thì người ta thường giảng đến tâm tính và “đức” của con người. “Đức” kỳ thực là một loại năng lượng có tồn tại thực sự của con người, chấp trước vào dục vọng càng nhiều thì năng lượng bị tổn hao càng lớn.

Cho nên, cổ nhân luôn giảng: “Mệnh tùy tâm chuyển, tướng từ tâm sinh” hay “Tâm quyết định tính nên được gọi là tâm tính. Tính quyết định mệnh nên được gọi là tính mệnh. Mệnh quyết định vận nên gọi là vận mệnh. Vận quyết định khí nên gọi là vận khí.”

Bệnh của một người là từ tâm người ấy mà sinh ra, mệnh cũng là từ tâm sinh ra. Tất cả các chính giáo trong lịch sử từ xưa đến nay, bao gồm cả Đạo giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Thiên Chúa giáo…đều là vì giảng con người phải tu thiện, làm người tố t mà được lưu truyền trong mấy ngàn năm nay.

Không chỉ mệnh từ tâm sinh mà bệnh tật của một người cũng là từ tâm sinh ra. Tất cả bệnh tật của con người đều là được sinh ra bởi vì trong tâm có khuyết điểm, sai lầm, tạo nghiệp, nếu không thì con người không có khả năng phát sinh bệnh tật. Nhưng người mà nhận thức được điều này thì vô cùng ít ỏi.

Con người trong xã hội hiện đại, tâm là vô cùng mạnh mẽ, ham muốn hưởng lạc cũng phi thường mãnh liệt. Đối với công danh lợi lộc thì họ rất coi trọng, cho rằng lợi ích đạt được càng nhiều, quyền lợi càng lớn thì là càng giỏi, càng tốt. Vì thế, họ không từ một thủ đoạn nào đi làm thương tổn người khác, ức hiếp người khác, chiếm đoạt lợi ích người khác, cho rằng mình chính là người mạnh mẽ, là anh hùng. Kỳ thực, họ đều là đang tiêu hao “Đức” của bản thân mình.

“Đức” tiêu hao nhanh bao nhiêu thì phúc lộc thọ của con người cũng giảm nhanh bấy nhiêu. Đến lúc “Đức” hết sạch rồi thì sinh mệnh cũng đi đến chỗ diệt vong. Cho nên, cổ nhân thường giảng đạo lý: “Phải tích đức, tích đức, vì bản thân, vì con cháu, tích nhiều đức thì có nhiều phúc báo.”

“Nhân quý tắc ngữ trì” ý nói rằng, người sang quý thì lời nói thường chậm rãi, hơn nữa còn không dễ dàng tỏ thái độ, không dễ dàng kết luận, thận trọng từ lời nói đến việc làm.

Những người tu luyện chuyên nghiệp thời cổ đại đều coi trọng tu khẩu, họ thường ngậm miệng không nói gì vì sợ nói ra sẽ tạo nghiệp và phải hoàn trả. Bậc Thánh nhân, quân vương xưa cũng là ít nói, “miệng vàng lời ngọc”.

Lời Hoàng Thượng nói ra là Thánh chỉ, lời nói vô tình có thể khiến đầu của người dân thường rơi xuống, vận mệnh của một người bị đảo lộn. Cho nên, bình thường, Hoàng Thượng đều tự xưng mình là “Quả nhân”, “Cô gia” (có ý nhún mình, tự nhận mình là có ít đức tốt). Ngay cả những người có trí tuệ trong dân gian, người có tu dưỡng, nói chuyện cũng rất chú ý, sợ nói lời ác làm đả thương người khác, thất đức, tổn đức, khó có tiếng nói trong dân chúng.

Khi chúng ta hiểu được đạo lý: “Tâm tính là nguồn gốc của mọi dưỡng sinh”, “tâm có thể sinh ra hết thảy, tâm có thể diệt hết thảy” thì hãy coi trọng đạo đức, làm việc thiện, tích đức, tích phúc, như vậy tự nhiên cuộc đời của chúng ta mới có phúc lộc thọ, an khang, tâm linh của chúng ta nhất định có thể bước đến miền cực lạc tươi sáng.

Làm thế nào để có thể giữ được tâm thái tĩnh lặng trước mọi việc?

Tĩnh khí” của một người đến từ đâu? Nó không phải là sinh ra đã có, nó cũng không phải từ trên trời rơi xuống, nó đòi hỏi phải không ngừng rèn luyện và tích lũy mà thành.

Sách vở chính là món ăn tinh thần, thông qua đọc sách, chúng ta có thể hấp thụ kiến thức của những người đi trước, tăng trưởng năng lực, vượt qua sợ hãi. Vì vậy, càng là người học rộng thì tầm nhìn của họ càng khoáng đạt và đầu óc càng thanh tỉnh.

Còn muốn thiện dưỡng chính khí, Gia Cát Lượng đã viết trong “Giới tử thư” (Thư dạy con)
: “Làm theo đạo của người quân tử, tu thân thanh tịnh, cần kiệm để dưỡng đức, đạm bạc để nuôi dưỡng chí, tĩnh lặng để nghĩ xa”.

Tĩnh khí cần dựa vào sự hỗ trợ của chính khí, chỉ có chính khí trong thân mới có thể không màng danh lợi, không tham muốn, mới có thể không bị vướng mắc phiền toái và làm được “không quan tâm thiệt hơn”.

 

Trúc Chi (Sưu tầm)

Related Posts

Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ các clip giải trí dành cho trẻ em

Thời gian qua, các clip giải trí được đăng tải trên các nền tảng xã hội như facebook, youtube gia tăng một cách nhanh chóng, trong đó, số lượng clip…

Read more

Cô dâu tử vong trong ngày cưới vì than khóc quá nhiều

Một cô dâu ở Ấn Độ đã khóc rất nhiều trong đám cưới của mình rồi đột ngột ngất xỉu và qua đời do trụy tim. Ảnh minh hoạ Một…

Read more

Mùa xuân cổ tích đến với chàng trai “Nick Vujicic của Việt Nam”

Tai nạn điện giật làm chàng sinh viên mất đôi tay. Trong lúc điều trị, anh được một người đàn ông mất đôi tay khác gần gũi, động viên và…

Read more

Vừa hết Tết tôi đề nghị chồng: “Chúng ta ly dị đi” và phản ứng của anh khiến tôi hoảng sợ vô cùng

Suốt 3 ngày Tết ở nhà chồng mà tôi ngột ngạt chán nản về cuộc sống vô cùng, không hiểu mình lấy chồng để làm gì nữa. Vợ chồng tôi…

Read more

Bí mật cách tránh thai của phi tần trong cung, kỹ nữ lầu xanh

Sinh con, làm mẹ là thiên chức trời ban cho người phụ nữ. Tuy nhiên vào thời phong kiến, gái lầu xanh và nhiều cung tần mỹ nữ không muốn…

Read more

Bí mật nụ hôn tuổi già

Có lần tôi bắt gặp một nụ hôn bên trong khung cửa. Đó là nụ hôn ông nội đặt lên đôi má nhăn nheo của bà. Tận sau này tôi…

Read more

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *