Món bánh trứng tại thành phố Anyang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã khiến vua Càn Long vô cùng yêu thích, ra lệnh cho đầu bếp làm món ăn này thường xuyên.
Lịch sử phong kiến Trung Hoa có tổng cộng 495 hoàng đế (từ Tần Thủy Hoàng đến Phổ Nghi). Mỗi triều đại, các hoàng đế lại có sở thích ăn uống khác nhau.
Vua Càn Long tên là Thanh Cao Tông, là Hoàng đế thứ sáu của Nhà Thanh. Được xem là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long Hoàng đế kéo dài hơn 60 năm.
Sinh thời, Càn Long là người rất thích cưỡi ngựa và bắn cung, đi du lịch khắp nơi, thăm viếng phía nam sông Dương Tử 6 lần, và thăm những ngọn núi và dòng sông nổi tiếng. Đất nước Trung Hoa rộng lớn như vậy nhưng ông đã cố gắng đi đến hầu hết những địa điểm quan trọng, nổi tiếng.
Hoàng đế Càn Long cũng rất coi trọng liệu pháp ăn uống và luôn lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe tùy theo thể trạng của mình.
Dưới thời nhà Thanh, chi phí dành cho 2 bữa chính là bữa sáng và trưa của Càn Long lên tới 4 triệu lượng bạc/năm (tương đương với hơn 70 tỷ đồng thời giá hiện tại).
Sở dĩ việc tốn kém số tiền lớn như vậy dành cho bữa ăn của Hoàng đế là vì ở triều Thanh quy định mỗi bữa ăn của hoàng đế phải đủ 120 món. Còn các phi tần của vua cũng không được kém cạnh khi Hoàng hậu sẽ là 96 món và Hoàng phi là 64 món.
Việc ăn uống của vua được kiểm soát cực kì nghiêm ngặt. Tuy nhiên với sở thích riêng của vua Càn Long, ông đã đưa thêm một món ăn vào danh sách những món ăn hoàng gia và không bao giờ được thiếu trong mỗi bữa ăn. Đó là món bánh trứng Osmanthus.
Tương truyền rằng khi vua Càn Long tới phía nam sông Dương Tử đã nếm thử loại bánh này và cảm thấy rất yêu thích. Từ đó, ông đã ra lệnh cho đầu bếp làm món ăn này thường xuyên và nó trở thành món ăn hoàng gia.
Món Osmanthus còn được gọi “Ba không dính”, là một món ăn có nguồn gốc từ thời nhà Thanh, tại thành phố Anyang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sở dĩ nó có tên lạ như vậy là vì khi ăn nó không dính vào đũa, không dính đĩa, không dính răng.
Người ta nói rằng, để làm ra món ăn này phải là bậc thầy đầu bếp, bởi mặc dù nguyên liệu rất đơn giản chỉ bao gồm trứng, bột, đường, nước, dầu mè, mỡ heo nhưng phải dùng nhiều kỹ thuật chế biến và trải nghiệm thì hương vị món ăn mới xuất sắc.
Vào thời nhà Thanh không có nhiều máy móc hỗ trợ cho việc làm bánh, mọi thứ đều làm thủ công. Vậy nên, những loại bánh có nguyên liệu đơn giản nhưng lại có quá trình làm phức tạp thường có hương vị rất tuyệt vời.
Đến nay dường như không còn ai có thể làm được đúng vị bánh Osmanthus và cách để làm nên món bánh không dính này thật sự vẫn còn là một bí mật.