
Trước đó, rà soát theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về việc xem xét tuyển dụng đặc biệt với giáo viên hợp đồng bằng hình thức xét tuyển, sở Nội vụ Hà Nội khẳng định không có giáo viên nào trong diện này đủ điều kiện xét đặc cách.
Bộ Chính trị, bộ Nội vụ, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo, nhưng vấn đề này vẫn đi vào “ngõ cụt”.
Mặc dù đã có hướng mở xét đặc cách cho số giáo viên hợp đồng đáp ứng 4 điều kiện: Có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí làm việc; yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên tại vị trí việc làm cần tuyển dụng; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; người ký hợp đồng theo đúng quy định pháp luật làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Chiếu theo điều kiện này, UBND TP.Hà Nội trả lời đơn “kêu cứu” của gần 3.000 giáo viên hợp đồng liên tục trong suốt nhiều tháng qua: không ai có đủ điều kiện để xét đặc cách, chẳng khác nào “gáo nước lạnh” dội tắt ngấm hy vọng của những giáo viên này.
Sau khi ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc sở Nội vụ Hà Nội trả lời tường tận về lý do không có giáo viên hợp đồng nào được xét tuyển đặc cách, giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn lại tiếp tục gửi đơn kiến nghị lên bộ GD&ĐT, sở Nội vụ và UBND TP.Hà Nội.
Gần 3.000 giáo viên Hà Nội vẫn đang "lao đao" vì kỳ thi tuyển.
Thay mặt cho 256 giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn, thầy Đặng Đình Thịnh cho biết: “Khi chúng tôi biết Bộ Chính trị có chủ trương xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng, tập thể giáo viên hợp đồng tại Hà Nội cảm thấy rất vui mừng trước quyết định nhân văn này.
Tuy nhiên, một vài ngày sau, lại khẳng định không có giáo viên nào đủ điều kiện để xét đặc cách, khiến chúng tôi vô cùng buồn và thất vọng.
Mặc dù lãnh đạo thành phố đã nhiều lần khẳng định “chắc như đinh đóng cột” nhưng gần 3.000 con người lại không có một ai đủ điều kiện để xét đặc cách. Vì thế, chúng tôi mong các lãnh đạo có cơ chế tháo gỡ vướng mắc để chúng tôi yên tâm công tác”.
Trong nội dung đơn của tập thể giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn gửi UBND TP.Hà Nội có ghi: “Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo của Qúy vị lãnh đạo, vụ việc của chúng tôi đã nhận được ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền như sau:
Đích thân đồng chí Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo 3 lần tại các buổi họp giao ban, họp HĐND, trả lời với báo chí với ý kiến chính thức rằng: Hà Nội sẽ tổ chức xét tuyển đặc cách đối với giáo viên hợp đồng lâu năm, có bảo hiểm xã hội của huyện Sóc Sơn đồng thời giao cho các Sở, phòng, ban chuyên môn nghiên cứu lập phương án xét tuyển đặc cách”.
Bên cạnh đó, giáo viên hợp đồng Sóc Sơn cũng viện dẫn nhiều tài liệu, văn bản có nhắc đến chủ trương xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm như công văn 9028 của Bộ Chính trị và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, bộ Nội vụ.
Trong đơn khiếu nại cũng chỉ rõ: “Trên thực tế, chúng tôi từ nhiều năm nay đã và đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng đầy đủ các chế độ của cán bộ công chức, viên chức, được xếp ngạch bậc, nâng bậc lương đúng kỳ hạn như cán bộ công chức, viên chức và mức lương hiện tại không còn ở ngạch bậc khởi điểm theo thang bảng lương, ngạch bậc viên chức. Nay, chúng tôi thi lại thì xếp chúng tôi theo ngạch bậc lương thế nào?
Tiêu chuẩn đầu vào tại thời điểm chúng tôi được tuyển dụng và cống hiến cho ngành giáo dục cách đây đã nhiều năm nên không thể phù hợp với yêu cầu thi tuyển tại thời điểm hiện tại. Nay, buộc chúng tôi phải thi với những điều kiện, tiêu chí như những lao động mới ra trường ứng tuyển là bất bình đẳng, phi thực tế.
Đặc biệt, khi có thông báo về việc tổ chức kỳ thi tuyển, chúng tôi đã có đơn khiếu nại liên quan đến việc tổ chức kỳ thi, danh sách, đối tượng tham gia kỳ thi. Tuy nhiên, đến nay, đơn khiếu nại của chúng tôi chưa được trả lời theo đúng quy định pháp luật nhưng hội đồng thi tuyển vẫn tiến hành tổ chức kỳ thi là không đúng với Quy chế thi cũng như quy định của pháp luật về việc thi tuyển cán bộ công chức, viên chức”.
Theo đó, giáo viên hợp đồng Sóc Sơn đề nghị UBND TP.Hà Nội thực hiện 2 vấn đề: Tạm ngừng kỳ thi tuyển viên chức dự kiến được tổ chức từ ngày 15/10/2019 để giải quyết dứt điểm khiếu nại của giáo viên hợp đồng. Đồng thời, chờ văn bản hướng dẫn xét đặc cách của bộ Nội vụ và xét tuyển đặc cách cho giáo viên hợp đồng theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng, bộ Nội vụ, và theo chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Theo phản ánh, tình trạng hiện nay của nhiều giáo viên hợp đồng tại một số Quận, huyện, thị xã rất khó khăn. Đơn cử, giáo viên hợp đồng tại Ba Vì, thị xã Sơn Tây và một số huyện khác đã bị cho thôi việc.
Trong khi đó giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức vẫn chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm và lương theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, bộ Nội vụ và UBND TP.Hà Nội.
Mặc dù Bộ Chính trị đã có chỉ đạo xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm tuy nhiên theo những gì phản ánh sẽ khó có một trường hợp giáo viên nào được xét đặc cách. Bởi, ngay tại Hà Nội đã không có giáo viên nào đáp ứng và đủ điều kiện thì tại các tỉnh, thành phố khác, lối đi dành cho các giáo viên hợp đồng lâu năm vẫn rất “mờ mịt”.
Thầy Đặng Đình Thịnh dạn dĩ trải lòng: “Tôi năm nay cũng đã 54 tuổi, chỉ còn 6 năm nữa là kết thúc công việc. Từng ấy tuổi rồi mà vẫn phải đi đấu tranh cho danh dự của người giáo viên. Câu chuyện này không chỉ đơn giản vì công việc mà nó còn là cái nhìn của xã hội cũng như danh dự của chúng tôi”.
Điều duy nhất vướng mắc hiện nay đó chính là điều kiện thứ 4: Người làm việc trong các đơn vị công lập tự chủ tài chính.
Đơn kiến nghị của giáo viên Sóc Sơn:
Cẩm Mịch (Người đưa tin)
Bạn đang đọc bài viết của báo điện tử Phụ nữ News – (www.phununews.vn). Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về địa chỉ email: thukypnn@gmail.com – Hotline: 0916.336.788
-
Đừng khiến phụ nữ bất an
-
Mẹo hay giúp người bệnh viêm ruột ăn ngon miệng
-
Lịch thi đấu bóng đá nam SEA Games 30 mới nhất
-
Clip: Bị kẹt đầu vào song sắt, cậu bé có màn thoát thân bất ngờ
-
Phụ nữ lái xe ô tô cần lưu ý những điều này để tránh gây tai nạn đáng tiếc
-
Bài 4: Thần kỳ câu chuyện bệnh nhân chữa khỏi dạ dày, lấy hộ thuốc cho hơn 30 người khác đều khỏi bệnh
-
Chuyển cơ quan điều tra vụ chuyển nhượng 43 hecta cho công ty Tân Phú
-
Bài 3: Vụ tranh chấp đất ở Bình Dương: Cơ quan công quyền… hành dân?
-
Bài 2: Vụ tranh chấp đất ở Bình Dương: Bí thư nói sai, Chủ tịch vẫn khăng khăng đúng
-
Bài 1: Chuyện lạ có thật ở Bình Dương: Hôm trước xác nhận “không tranh chấp”, hôm sau “đề nghị ngưng giao dịch”
-
Hàng trăm giáo viên hợp đồng tại hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức (Hà Nội) đang hoang mang vì không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Bộ luật Lao động, không đáp ứng đủ điều kiện để được xét tuyển đặc cách.
-
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 sẽ cơ bản giữ ổn định như kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến không công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi này.
-
Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhiều người lo ngại, sách giáo khoa mới sẽ có giá cao hơn nhiều so với giá của sách giáo khoa hiện hành...Trước thông tin này đại diện NXB này đã lên tiếng.
-
Vẫn còn hơn 1.500 học sinh Mê Linh nghỉ học `bất thường`, phòng GD&ĐT tăng cường vận độngSáng ngày 22/11, số lượng học sinh nghỉ học "bất thường" tại huyện Mê Linh đã giảm so với những ngày qua, tuy nhiên vẫn có hơn 1.500 học sinh chưa quay trở lại lớp học. Phòng GD&ĐT đang phối hợp với chính quyền địa phương tích cực vận động học sinh đi học.
-
Ở cái tuổi “gần đất xa trời”, nhiều người đã yên phận, quây quần bên con cháu, thế nhưng có một bà cụ ở Thừa Thiên Huế vẫn tận tình dạy học miễn phí cho những học trò nghèo. Công việc này được bà duy trì gần 25 năm qua, đến nay đã có nhiều học trò trưởng thành và trở thành những con người có ích cho xã hội.
-
Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã gửi thư chúc mừng cán bộ, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác trong ngành giáo dục.