
Theo đó, đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân, các hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.. .
Trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Giáo duc & Đào tạo nhấn mạnh, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo duc &Đào tạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, các Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cùng Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch, Bộ Lao động thương binh & Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra; kịp thời biểu dương điển hình tốt, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm.
Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng. Ảnh minh họa
Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo duc & Đào tạo lưu ý một số vấn đề cụ thể.
Thứ nhất, Bộ phải chỉ đạo sâu sát việc tiếp tục đổi mới Lễ Khai giảng năm học mới đảm bảo thực sự “tất cả vì học sinh thân yêu” và ý nghĩa cao đẹp của ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”; việc tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh, thực chất các hoạt động cụ thể, thiết thực như chào cờ, hát Quốc ca; tập thể dục giữa giờ; trực nhật, dọn vệ sinh, tham gia lao động...
Thứ hai, tập trung thực hiện thực chất các khẩu hiện đã trở thành truyền thống của ngành giáo dục: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tiên học lễ, hậu học văn” và “Năm điều Bác Hồ dạy”. Hướng dẫn cụ thể về từng điều trong “Năm điều Bác Hồ dạy” phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, điều kiện từng trường.
Thứ ba, rà soát các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn (kể cả các loại chuẩn, các hình thức thi đua) nhằm giảm bớt áp lực có tính hành chính cho nhà trường, giáo viên, học sinh và khắc phục bệnh thành tích, hình thức, nhằm tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, sự tham gia của phụ huynh học sinh vào các hoạt động của nhà trường.
Thứ tư, đẩy mạnh đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân; sinh hoạt Đội, Đoàn. Tăng cường liên hệ với thực tiễn, các tấm gương người thực việc thực; nêu gương người tốt việc tốt. Làm tốt hơn các hoạt động tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đề cao trách nhiệm của tất cả các thầy cô giáo tham gia giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đặc biệt và trước hết là thầy cô giáo phải gương mẫu trong nhà trường cũng như ở nhà, ngoài xã hội.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối phụ huynh với học sinh, thầy cô giáo và nhà trường. Tập trung chỉ đạo phát triển phân hệ giáo dục trong Hệ tri thức Việt số hóa. Phát động xây dựng ngân hàng học liệu điện tử nói chung và nhất là các môn đạo đức, giáo dục công dân, lịch sử; giáo viên và học sinh đóng góp các câu chuyện, clip nêu gương người tốt, việc tốt thể hiện tình cảm, hành động yêu trường, yêu lớp, yêu bè bạn, gia đình, quê hương, đất nước...
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bạn đang đọc bài viết của báo điện tử Phụ nữ News – (www.phununews.vn). Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về địa chỉ email: thukypnn@gmail.com – Hotline: 0916.336.788
-
Đừng khiến phụ nữ bất an
-
Mẹo hay giúp người bệnh viêm ruột ăn ngon miệng
-
Lịch thi đấu bóng đá nam SEA Games 30 mới nhất
-
Clip: Bị kẹt đầu vào song sắt, cậu bé có màn thoát thân bất ngờ
-
Phụ nữ lái xe ô tô cần lưu ý những điều này để tránh gây tai nạn đáng tiếc
-
Bài 4: Thần kỳ câu chuyện bệnh nhân chữa khỏi dạ dày, lấy hộ thuốc cho hơn 30 người khác đều khỏi bệnh
-
Chuyển cơ quan điều tra vụ chuyển nhượng 43 hecta cho công ty Tân Phú
-
Bài 3: Vụ tranh chấp đất ở Bình Dương: Cơ quan công quyền… hành dân?
-
Bài 2: Vụ tranh chấp đất ở Bình Dương: Bí thư nói sai, Chủ tịch vẫn khăng khăng đúng
-
Bài 1: Chuyện lạ có thật ở Bình Dương: Hôm trước xác nhận “không tranh chấp”, hôm sau “đề nghị ngưng giao dịch”
-
Hàng trăm giáo viên hợp đồng tại hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức (Hà Nội) đang hoang mang vì không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Bộ luật Lao động, không đáp ứng đủ điều kiện để được xét tuyển đặc cách.
-
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 sẽ cơ bản giữ ổn định như kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến không công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi này.
-
Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhiều người lo ngại, sách giáo khoa mới sẽ có giá cao hơn nhiều so với giá của sách giáo khoa hiện hành...Trước thông tin này đại diện NXB này đã lên tiếng.
-
Vẫn còn hơn 1.500 học sinh Mê Linh nghỉ học `bất thường`, phòng GD&ĐT tăng cường vận độngSáng ngày 22/11, số lượng học sinh nghỉ học "bất thường" tại huyện Mê Linh đã giảm so với những ngày qua, tuy nhiên vẫn có hơn 1.500 học sinh chưa quay trở lại lớp học. Phòng GD&ĐT đang phối hợp với chính quyền địa phương tích cực vận động học sinh đi học.
-
Ở cái tuổi “gần đất xa trời”, nhiều người đã yên phận, quây quần bên con cháu, thế nhưng có một bà cụ ở Thừa Thiên Huế vẫn tận tình dạy học miễn phí cho những học trò nghèo. Công việc này được bà duy trì gần 25 năm qua, đến nay đã có nhiều học trò trưởng thành và trở thành những con người có ích cho xã hội.
-
Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã gửi thư chúc mừng cán bộ, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác trong ngành giáo dục.